Vải là trái cây mọng nước, vị ngọt sắc, được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, vải lại là sản phẩm có tính mùa vụ, để có vải sử dụng quanh năm, bạn có mua vải khô dùng dần. Mặc dù đã được khử nước nhưng vải khô cũng cần được bảo quản đúng cách thì mới để được lâu mà không lo bị mốc, hư hỏng.
Với sự tiện dụng, hương vị ngọt ngào đặc trưng, vải thiều sấy khô là loại đặc sản được nhiều người lựa chọn làm đồ ăn vặt, quà biếu người thân, họ hàng. Tuy nhiên, vì chưa có nhiều kiến thức lựa chọn, bảo quản vải khô nên trong quá trình sử dụng, quả vải khô dễ bị mốc, hỏng, phải vứt bỏ.
Vậy vải sấy khô để được bao lâu? bảo quản quả vải khô thế nào hiệu quả? Cùng tìm hiểu mẹo hướng dẫn bảo quản vải khô, vải sấy khô đúng cách trong bài viết dưới đây của camnangsong360.com.
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bảo quản vải sấy khô
2. Cách bảo quản trái vải khô để được lâu
2.1. Cách chọn mua vải khô
2.2. Mẹo bảo quản vải sấy khô tại nhà
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bảo quản vải sấy khô

Trước hết, để có thể bảo quản vải khô để được lâu, chúng ta cần làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bảo quản vải sấy khô. Cụ thể như sau:
* Độ ẩm trong quả vải khô.
Sau khi sấy khô, phần nước trong cùi vải bay hơi làm cùi vải khô, dẻo ngọt và dễ dàng bảo quản trong túi nilong ở điều kiện thường. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với không khí ở nhiệt độ thường (độ ẩm trung bình 75%), phần vỏ và cùi vải sẽ rất dễ bị nhiễm ẩm và sinh ra nấm mốc, hư hỏng.
* Chất lượng quả vải khô dùng bảo quản
Chất lượng quả vải sấy ban đầu là yếu tố tác động đến việc bảo quản vải sấy khô có được lâu hay không. Vải sấy khô loại ngon, quả tròn đều có thể bảo quản trong túi nilong từ 6 tháng đến 1 năm. Những quả vải khô loại 2, loại 3, chất lượng quả kém (bị dập, long vải đen hoặc nâu nhạt, có nhiều đốm đen ngoài vỏ) chỉ có thể bảo quản trong thời gian ngắn, trung bình từ 2 – 3 tháng.
2. Cách bảo quản trái vải khô để được lâu
2.1. Cách chọn mua vải khô
Hiện tại, các loại vải khô đang được bán trên thị trường phổ biến với vải loại 1, vải loại 2, loại 3, vải khô vỡ, dập,… Giá vải sấy khô các loại trên facebook và các sàn thương mại điện tử dao động từ 50.000/kg – 150.00/kg cho từng loại.
Tuy nhiên, vì đã được sấy khô cả vỏ ngoài nên người tiêu dùng rất dễ mua phải vải khô kém chất lượng. Vì thế, nếu mua vải sấy online, từ các đại lý bán vải khô,…, hãy đảm bảo rằng loại vải bạn mua, biếu tặng là loại vải của mùa mới, được sấy khô tự nhiên, quả vải tròn đều hoặc móp nhẹ, cùi vải màu nâu cánh gián, ăn dẻo ngọt, sờ không dính tay.
Trong trường hợp vô tình mua phải loại quả vải mà nhiều quả sâu đầu, bị dập hoặc sấy non tay, chưa đủ độ chín, tốt nhất bạn nên chọn lọc lại những quả ngon, bóc cùi vải khô và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng dần. Nếu bảo quản trong túi nilong ở điều kiện thường, những loại vải này rất dễ bị xâm nhập bởi vi khuẩn, khiến quả bị mốc, hỏng, không thể sử dụng được.
2.2. Mẹo bảo quản vải sấy khô tại nhà
Sau khi phơi, sấy hoặc được mua, được biếu, tặng vải khô, bạn có thể bảo quản vải phơi khô theo một vài cách dưới đây.
* Bảo quản vải khô nơi khô ráo, thoáng mát
Mỗi túi vải sấy nên được bọc trong 2 lớp túi nilong, hàn hoặc buộc kín để tránh sự tiếp xúc với không khí. Đặt túi vải sấy ở nơi khô ráo, thoáng mát để có điều kiện bảo quản tốt nhất
* Không để vải khô tiếp xúc với không khí quá lâu
Hãy cân nhắc đến nhu cầu sử dụng vải khô của gia đình mình trong một khoảng thời gian để có thể tìm được giải pháp sử dụng hợp lý.
Ví dụ: bạn sở hữu 10kg vải khô, trong 1 tháng, gia đình bạn sử dụng hết 1kg. Khi đó, bạn có thể chia 10kg vải thành 10 chiếc túi khác nhau, buộc kín miệng túi bảo quản trong 2 lớp túi nilong nhỏ và cho vào một chiếc túi nilong lớn hơn để bảo quản.
Bạn chỉ nên lấy 1kg vải khô ra ngoài khi có nhu cầu sử dụng, còn khi không có nhu cầu, bạn nên nhanh chóng buộc chặt túi vải sấy để hạn chế tối đa sự tiếp xúc với không khí ẩm. Thêm nữa, với mỗi túi vải sấy mang ra ngoài sử dụng, bạn cũng nên bảo quản trong các túi zipper hoặc trong các hộp nhỏ để tiện lợi cho việc sử dụng
Nên sử dụng lượng vải khô phù hợp với nhu cầu của mình, buộc kín phần không sử dụng để bảo quản được tốt hơn
* Phơi vải khô định kỳ dưới ánh nắng
Để bảo quản được vải sấy trong thời gian dài, khi mua vải về chúng ta mang phơi vải dưới 2, 3 lần nắng nữa. Trong quá trình phơi, phải chú ý đảo vải cho đều nắng, vỏ vải khô đều. Sau đó đưa vào vào bóng râm phơi trước gió thêm 3, 4 ngày rồi mới cho vào túi nilong buộc chặt.
Khi bảo quản, khoảng 2-3 tháng nên mở túi vải ra kiểm tra xác suất một vài quả xem vải sấy còn đảm bảo chất lượng không hay đã bị mốc, hỏng hoặc mọt đục. Nếu cất trữ nhiều, cứ vài tháng, bạn nên mang vải ra phơi nắng và làm theo đúng như quy trình bảo quản lần đầu, như thế đảm bảo vải sấy có thể để hàng năm vẫn thơm ngon, bổ dưỡng.
Trong trường hợp túi vải sấy của bạn đã bị nhiễm ẩm, vỏ quả bị mốc hoặc mất độ giòn, bạn có thể mang vải ra phơi khô dưới nắng hoặc cho vải vào lò nướng, bật nhiệt độ 100 độ để phục hồi lại chất lượng vỏ và quả. Sau đó, chờ vải nguội rồi cho vải vào túi nilong để bảo quản như trên
* Bảo quản vải phơi khô bằng túi hút chân không
Nếu có máy hút chân không trong nhà, bạn có thể sử dụng nó để việc bảo quản vải khô đạt hiệu quả tốt nhất. Hãy chia nhỏ vải khô thành những túi nhỏ, cho vào máy hút chân không để hút không khí trong túi và hàn kín miệng túi để bảo quản. Những cửa hàng bán hàng thường áp dụng cách bảo quản vải khô này
Trên đây là một vài cách bảo quản vải sấy khô để được lâu mà không bị ẩm mốc mà mình tổng hợp được. Thông qua bài viết này, mình rất hy vọng có thể giúp bạn tìm được giải pháp bảo quản vải phơi khô hiệu quả và biết cách sử dụng vải sấy khô để chế biến những món ăn ngon cho gia đình mình. Xin cảm ơn!