Cách làm vải khô, cách phơi, sấy vải khô tại nhà

Vải sấy khô là trái cây có hương vị ngọt ngào giống như nho khô. Cách phơi vải khô, cách làm vải khô tại nhà bằng lò nướng, máy sấy dưới đây sẽ giúp bạn tự làm vải khô tại nhà và sử dụng sau này.

Vải thiều là loại quả có nhiều giá trị dinh dưỡng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, cũng giống như nhãn lồng, vải thiều là sản phẩm có tính chất mùa vụ. Sản lượng vải tươi thu hoạch trong một mùa vụ thường khá lớn trong khi lượng tiêu thụ vải tươi trong mùa lại có phần hạn chế. Chính vì thế, để bảo quản vải thiều được lâu hơn chúng ta cần sấy khô sản phẩm.

Để làm khô quả vải tươi, bạn có thể lựa chọn một trong 2 phương pháp là phơi vải khô bên ngoài nắng mặt trời hoặc làm vải sấy khô trong lò nướng, máy sấy hoặc nồi chiên không dầu để khử nước bên trong quả vải. Nếu muốn dùng vải sấy dẻo, bạn cần loại bỏ vỏ và hạt của quả vải trước khi sấy. Chi tiết cách làm vải thiều khô sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Cách làm vải sấy khô tại nhà, cách phơi vải khô

Việc sấy khô vải thiều tức là dùng tác dụng nhiệt để làm bay hơi nước trong quả vải tươi, khiến cùi vải trở nên khô, độ ẩm trong cùi đạt 25-32%. Cụ thể các cần làm để làm vải sấy khô như sau:

1. Nguyên liệu

  • Vải tươi: Lựa chọn loại quả vải thiều của Bắc Giang hoặc Hải Dương, quả căng mọng, vỏ đỏ, màu tròn đều, hạt nhỏ, vừa chín tới.
  • Dụng cụ: Kéo, chậu, rổ sạch, bếp than hoặc lò nướng, lò vi sóng

Với vải tươi, ngoài cách sấy khô, bạn cũng có sử dụng vải để làm vải ngâm đường để nấu chè,  pha trà vải an thần, bổ máu sau này. Chi tiết cách làm vải ngâm đường đã được chia sẻ ở bài viết …., mời bạn cùng tham khảo. 

2. Sơ chế nguyên liệu

– Sơ chế vải tươi: Dùng kéo cắt vải tươi ra khỏi cuống, cắt sát đầu quả vải để cuống vải không chạm vào những quả vải khác trong khi sấy (Trong khi cắt quả vải tươi, nên loại bỏ những quả vải bị dập, hỏng, thối hoặc sâu đầu). Vải tươi sau khi cắt cuống sẽ được rửa sạch, ngâm với nước muối loãng 15 phút rồi để ráo nước.

  • Ngâm vải tươi với nước muối: Cho muối vào chậu nước, khuấy đều cho muối tan rồi cho vải vào ngâm 15 phút. tiếp đó, vớt vải ra ngoài, trải đều lên mặt phẳng, để ráo nước.
  • Trần vải: Trần quả vải tươi trong nước sôi 5 phút để bảo quản, giữ hương vị của quả vải: Đổ nước vào một chiếc nồi lớn, đun sôi lăn tăn rồi cho quả vải tươi vào nồi, hạ nhỏ lửa, đảo nhẹ và trần trong vòng 5 phút để làm sạch nấm mốc bên ngoài.
cach phoi vai kho bang nang
Cách làm vải thiều khô, hướng dẫn mẹo trần, sơ chế quả vải tươi

3. Cách làm vải sấy khô

3.1. Cách làm vải thiều phơi khô

Xếp, trải đều quả vải tươi sau khi trần lên một mặt phẳng (sàng, khay,…) rồi đem phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời với nhiệt độ cao hơn 24 độ C. Vào ban đêm và khi trời mưa, cần cất khay đựng vải vào trong nhà.

Sau thời gian phơi liên tục dưới ánh nắng mặt trời (khoảng 14 ngày), vỏ giòn và cùi vải sẽ chuyển sang màu nâu tự nhiên. Vải phơi khô đạt chuẩn sau khi lắc sẽ thấy kêu lọc cọc, ăn ngọt và thơm.  Lúc này, bạn có thể bỏ khay vải vào bóng dâm, để nguội rồi cho vào lọ, hộp nhựa để bảo quản. Để bảo quản tốt hơn, bạn có thể cho hộp vải phơi khô vào trong ngăn mát tủ lạnh.

vai phoi kho
Cách làm vải phơi khô, cách làm vải sấy khô bằng ánh nắng mặt trời
cach phoi vai kho
Hình ảnh vải phơi khô, cách làm vải khô tại nhà

Lưu ý cách phơi vải khô bằng nắng:

  • Phơi vải ở nơi cao ráo, không có sự tác động bởi chim chóc, ruồi và các loại vi sinh vật khác. Nếu có điều kiện, bạn có thể sử dụng một tấm vải thưa để phủ lên bề mặt quả vải. Việc này sẽ giúp bạn vừa có thể phơi khô vải mà không bị ảnh hưởng bởi sâu bệnh.

3.2. Cách làm vải sấy khô bằng lò nướng, máy sấy

Lò nướng, máy sấy có tác dụng làm khô quả vải tươi ở nhiệt độ cao, khiến chúng thoát hơi nước và bảo quản tốt hơn. Quả vải sau khi sấy khô giữ được đầy đủ dưỡng chất của quả vải tươi, ăn thơm và ngon.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Sơ chế vải tươi theo hướng dẫn ở trên

Bước 2: Xếp quả vải vào khay của lò nướng hoặc lò vi sóng. Trải đều, không xếp chồng đống lên nhau

Chú ý: Đối với những người sử dụng lò sấy vải kích thước lớn, lên lựa chọn những chiếc khay bằng inox để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của quả vải trong khi sấy

Bước 3: Cài đặt nhiệt độ, thời gian sấy vải

Đối với việc sấy vải tại nhà, chúng ta cần chú ý để nhiệt độ và thời gian sấy vải như sau

  • TH1: Khi sử dụng lò nướng: Điều chỉnh nhiệt độ trong lò là 140 độ, thời gian sấy là 20 phút. Cứ trong khoảng thời gian 20 phút, chút ta lại lấy vải ra ngoài, đảo đều, tiếp tục cho vào lò nướng. Lặp lại các công đoạn trên cho đến khi cùi vải khô, chuyển sang màu nâu sậm, lắc quả vải thấy kêu lọc cọc là được.
cach say vai bang lo nuong
Cách làm vải sấy khô bằng lò nướng
  • TH2: Khi sử dụng máy sấy: Điều chỉnh nhiệt độ sấy là 140 độ, độ ẩm là 50%, thời gian sấy là 24 tiếng. Đặc biệt, trong quá trình sấy vải, chúng ta có thể mở máy sấy ra để kiểm tra lại chất lượng sản phẩm và điều chỉnh lại mức nhiệt độ phù hợp cho những lần sấy vải tiếp theo
cach lam qua vai kho
Hướng dẫn cách làm quả vải khô tại nhà

3.3. Cách làm vải thiều khô: Vải sấy dẻo

Thay vì sấy, phơi vải tươi nguyên quả, bạn có thể làm cùi vải sấy dẻo (giống như cách làm long nhãn). Để làm điều này, bạn cần thực hiện theo các bước sau:

–  Bước 1: Lột vỏ, tách hạt quả vải tươi: Bóc phần đầu quả vải (nơi gần cuống), dùng dụng cụ lấy hạt vải chọc vào núm quả, xoay tròn rồi nhẹ nhàng lấy hạt vải ra ngoài. Phần hạt vải sau khi lấy ra khỏi hạt có thể phơi khô làm thuốc chữa bệnh. Nước hạt vải có tác dụng giảm mỡ máu, hạ huyết áp, giải độc cơ thể hiệu quả. Xem chi tiết tại bài viết hạt vải có tác dụng gì của chúng tôi.

Bước 2: Dùng dao hoặc kéo cắt cùi vải thành 4 phần bằng nhau. Tiếp đó, xếp cùi vải lên khay, và cho vào lò vi sóng, lò nướng hoặc máy sấy gia đình, bật nhiệt độ 140 độ C và sấy khô trong vòng 24h để khử nước trong cùi vải.

Lưu ý: bạn cần chú ý cắt cùi vải thành những miếng đều nhau, đảm bảo chúng khô cùng 1 lúc.

– Bước 3: Lấy khay vải ra khỏi lò, để nguội và bảo quản trong hũ, lọ kín.

cach lam vai say kho tai nha
Cách làm vải khô tại nhà, làm vải sấy dẻo

3.4. Cách làm vải sấy khô bằng nồi chiên không dầu

Vải đang vào mùa, nếu có nồi chiên không dầu, bạn cũng có thể thử học cách làm vải sấy khô bằng nồi chiên không dầu theo hướng dẫn dưới đây:
Bước 1: Sơ chế vải tươi theo hướng dẫn ở mục 2
Bước 2: Sấy vải:
+ Cài đặt nồi chiên không dầu ở nhiệt độ 180 độ C trong vòng 5 phút để làm nóng nồi.
+ Xếp vải tươi vào nồi, đặt nhiệt độ 80độ và sấy trong 30 phút. Sau đó, bạn lấy vải ra ngoài, đảo đều một lượt rồi tiếp tục cho vào nồi sấy theo thời gian và mức nhiệt ở trên (mục đích của việc này sẽ giúp cùi vải khô đều). Bạn thực hiện sấy khoảng 8 lần như vậy thì cùi vải đã khô, long vải mềm, dẻo, vị ngọt sắc ăn rất ngon
Với tổng thời gian khoảng 4 tiếng với thao tác sấy đơn giản, bạn đã có thể sở hữu ngay những quả vải sấy khô thơm ngon, bổ dưỡng để sử dụng. Sau khi vải đã sấy đủ thời gian, bạn cần cho vải sấy ra ngoài, chờ khoảng 3-4 tiếng cho vải nguội hẳn rồi cho vào túi nilong, hộp kín để bảo quản.

Làm vải khô bằng nồi chiên không dầu, hướng dẫn cách sấy vải bằng nồi chiên không dầu

4. Yêu cầu thành phẩm của trái vải sau khi sấy, phơi nắng

Với các cách làm vải sấy khô kể trên, thành phẩm vải thiều tạo thành phải đảm bảo được các tiêu chí sau:

– Về hình dáng: Vỏ quả khô, giòn, lắc thấy kêu lọc cọc, không bị dập hoặc chảy mật
– Trái vải sau khi sấy có màu sắc đồng đều, khi ăn thấy vị ngọt sắc, long vải dẻo, mùi thơm đặc trưng
– Cùi vải nếu sấy bị cháy sẽ có màu đen, ăn thấy vị đắng. Ngược lại, nếu cùi vải có màu nâu nhạt thì tức là sấy không đều, cùi vải chưa đủ độ chín, chỉ có thể dùng ăn ngay chứ không để được lâu.

cach say vai kho

Hình ảnh quả vải sấy khô thành phẩm

5. Cách bảo quản vải sau khi sấy khô

Vải sấy khô để được bao lâu? Điều này còn phụ thuộc vào cách thức bảo quản trái vải khô của bạn. Vải thiều sấy khô sẽ lấy lại độ ẩm khi chúng tiếp xúc trực tiếp với không khí nên cần phải có bao bì kín. Cụ thể cách bảo quản vải khô như sau:

  • Cách bảo quản vải phơi khô: Vải khô sau khi phơi có thể bảo quản và sử dụng 1 năm kể từ ngày phơi. Ngoài ra bạn cũng có thể cho vải khô vào ngăn đá, sử dụng trong 18 tháng và rã đông hoàn toàn trước khi sử dụng.
  • Cách bảo quản vải sấy khô, vải sấy dẻo: Sau khi sấy khô, chúng ta chờ khoảng 1-2 giờ để quả vải được nguội rồi bảo quản vào trong túi nilong hoặc lọ thủy tinh để sử dụng. Nếu có điều kiện, bạn có thể hút chân không túi vải sấy để bảo quản được lâu hơn.

Trên đây là cách làm vải khô, cách phơi vải khô tại nhà ngon và đảm bảo mà camnangsong360.com sưu tầm được. Rất hy vọng bài viết này có thể cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích nhất, để từ đó có thể áp dụng và sở hữu những túi vải sấy khô sạch, thơm ngon và đảm bảo. Chúc các bạn thành công!

Với thành phần chứa nhiều vitamin, khoáng chất, vải sấy khô là sản phẩm được nhiều người sử dụng để bảo vệ sức khỏe (Tham khảo thêm về công dụng của trái vải khô Tại đây). Tuy nhiên nếu bạn không có thời gian, dụng cụ để làm vải sấy khô tại nhà, bạn có thể đặt mua vải khô tại những địa chỉ bán vải ngon, chất lượng. Và camnangsong360.com là địa chỉ mua vải sấy khô ngon, giá tốt mà bạn có thể lựa chọn. Liên hệ ngay hotline 0987255772 để đặt hàng ngay hôm nay!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

google.com, pub-3011309995820356, DIRECT, f08c47fec0942fa0