hat nhan co doc khong

Hạt nhãn có tác dụng gì? Cách sử dụng hạt nhãn chữa bệnh

Hạt nhãn không phải là một thứ quý hiếm. Trong quan niệm của nhiều người, đây là loại hạt vô giá trị, có thể tùy ý bỏ đi sau khi ăn phần cùi nhãn phía trong. Thực tế, hạt nhãn là vị thuốc đông y có tác dụng giảm đau, kháng viêm, chữa các bệnh ngoài da như ghẻ nở, hắc lào,…

Hạt nhãn là hạt của loài thực vật Sapindaceae Dimocarpus longan Lour. Nhìn bên ngoài, hạt nhãn tròn, màu đen, còn được gọi là mắt rồng. Từ trước đến nay, hạt nhãn thường được người dân sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, phân bón hoặc làm nguyên liệu đốt bếp.

Thực tế, việc sử dụng hạt nhãn vẫn chưa đầy đủ. Hạt nhãn vẫn còn rất nhiều công dụng chữa bệnh ít người biết đến. Thông tin chi tiết chi tiết về vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo trong bài chia sẻ hạt nhãn có độc không? Cách sử dụng hạt nhãn tốt cho sức khỏe của chúng tôi.

1. Tác dụng của hạt nhãn

Các nghiên cứu của y học hiện đại chỉ ra rằng hạt nhãn có chứa hạt nhãn có chứa tinh bột, saponin, chất béo và tanin, có chức năng cầm máu, tiêu khuẩn, giảm đau và chống viêm, chống lại các khối u, làm giảm lượng đường trong máu và lipid máu. 

Theo đông y, hạt nhãn có vị đắng hơi chát, tính bình, có tác dụng hoạt khí, định thống, tiêu tích trệ, cầm máu, giảm đau, điều trị chấn thương, chữa các bệnh ngoài da như ghẻ, chàm, mùi hôi dưới cánh tay,…

Y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng các chiết xuất từ hạt nhãn để can thiệp vào quá trình tổng hợp AND và ngăn chặn các oncoprotein – loại protein gây ung thư trong các khối u. Theo Stylecraze, việc tiêu thụ long nhãn sấy hoặc bột chiết xuất từ ​​hạt có thể ức chế các tế bào ung thư vú, đại trực tràng, gan, phổi và cổ tử cung.

Ngoài những công dụng kể trên, hạt nhãn cũng có tác dụng giúp phục hồi xương, giúp xương mau lành sau chấn thương. Hỗ trợ điều trị bệnh loãng xương, chữa đau nhức.

2. Cách sử dụng hạt nhãn chữa bệnh.

Thông thường, hạt nhãn thường được sử dụng để đun lấy nước uống hoặc phơi khô, tán thành bột rồi rắc trực tiếp lên vết thương. Cụ thể một số cách sử dụng hạt nhãn phổ biến mà bạn có thể tham khảo bao gồm:

2.1. Cách dùng hạt nhãn chữa các bệnh ngoài da

Đông y thường sử dụng hạt nhãn để chữa các bệnh ngoài da như ghẻ, chàm, lở ngứa ở kẽ ngón chân, ngón tay. Cách thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần lấy hạt nhãn, cạo, loại bỏ phần vỏ đen bên ngoài, thái mỏng, phơi, sấy khô, tán lấy bột, rắc vào vết thương.

2.2. Chữa rắn cắn

Hạt quả nhãn có tác dụng trị rắn cắn. Để chữa trị, bạn chỉ cần giã dập hạt nhãn rồi ấn vào chỗ rắn cắn. Các chát trong hạt nhãn sẽ hấp thụ nọc độc và làm giảm vêt thương do rắn cắn một cách hiệu quả.

2.3. Cách dùng hạt nhãn cầm máu

Khi bị chảy máu, bạn lấy hạt nhãn rửa rạch, giã nhỏ và đắp lên vết thương một ngày một lần, vết thương của bạn sẽ nhanh chóng liền da. Nếu có hạt nhãn khô, bạn có thể giã hoặc tán thành bột và rắc lên vết thương.

2.4. Dùng hạt nhãn chữa bệnh bí tiểu

Ngoài những công dụng kể trên, hạt nhãn còn được sử dụng để điệu trị chứng tắc nghẽn đường tiết niệu. Cụ thể, hạt nhãn sau khi sử dụng sẽ được loại bỏ lớp vỏ đen bên ngoài, đập dập, đun lấy nước uống. Nếu muốn kết hợp để điều trị bệnh thối móng tay, móng chân sưng tấy, bạn có thể đốt qua hạt nhãn với lửa, loại bỏ vỏ đen rồi đun cùng nước vo gạo lấy nước uống.

Ngoài hạt nhãn, cùi nhãn cũng là vị thuốc quý, có tác dụng dưỡng huyết, an thần, ích trí, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể,… Chi tiết tác dụng của long nhãn, cùi nhãn khô theo y học hiện đại, y học cổ truyền, mời bạn tham khảo trong bài viết của long nhãn mà camnangsong360.com chia sẻ trước đây.

2.5. Cách sử dụng hạt nhãn để chữa bệnh hôi nách

Từ lâu, hạt nhãn đã được sử dụng để chữa bệnh hôi nách. Theo đó, hạt nhãn sẽ được nghiền thành bột, trộn với nước rồi đắp lên nách đã được vệ sinh sạch, để qua đêm rồi rửa sạch vào sáng hôm sau.

2.6. Cách dùng hạt nhãn làm phân bón

Thành phần của hạt nhãn có chứa nhiều nguyên tố khác hau, trong đó có cả lân và kali nên được ứng dụng làm phân bón cho hoa. Với cách sử dụng như một loại phân bón, hạt nhãn sẽ được rửa sạch, cho vào nồi nấu với nước khoảng 1h. Phần nước đun hạt nhãn sau khi đun sẽ được để nguội và dùng để tưới lên cây. Hạt nhãn sau đó cũng được giã nhỏ và chộn trực tiếp vào đất làm phân.

2.7. Cách dùng hạt nhãn làm chậu cây xanh

Sau khi ăn cùi nhãn, thay vì loại bỏ hạt nhãn như cách nhiều người vẫn làm, bạn có thể lấy hạt nhãn ngâm vào nước 7 ngày rồi ủ vào đất. Chỉ sau 1 thời gian ngắn, bạn sẽ có ngay một chậu cây để bàn xanh tốt, cực đẹp mắt để trang trí.

Trên đây là toàn bộ thông tin về tác dụng của hạt nhãn và cách sử dụng, hy vọng đã giúp bạn giải đáp câu hỏi gạt nhãn có độc không? Cách sử dụng hạt nhãn tốt cho sức khỏe. Nếu thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ lên facebook, zalo để mọi người cùng biết bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

google.com, pub-3011309995820356, DIRECT, f08c47fec0942fa0