mua nhan hung yen

Mùa nhãn Hưng Yên – Ngọt ngào hương vị tuổi thơ!

Tuổi thơ tôi gắn liền với sắc vàng, sắc nâu của trái nhãn Hưng Yên. Ngày bé, mỗi độ đến mùa nhãn trổ hoa, đi qua cây đều ngước nhìn những chú ong mật say sưa hút mật. Nhiều lần nghịch ngợm mấy anh em còn rủ nhau bắt nhốt ong vào những chiếc lọ nhỏ, để rồi chú ong vùng vẫy, chết mất lúc nào không hay. Giờ nghĩ lại thấy bản thân tàn nhẫn quá chừng.

Ngoài 2 mùa lúa thì mùa nhãn (kéo dài từ tháng 8 – tháng 9 dương lịch) là mùa mà chúng tôi mong đợi nhất. Thứ quả ấy cuốn hút chúng tôi từ sắc màu đến hương vị. Ở vườn nhãn, chúng tôi có thể nghĩ ra đủ trò chơi dân gian khác nhau. Nào là đổ dế mèn, bịt mắt trốn tìm, đánh khăng, đánh đáo, đào giun câu cá… Mùa hè oi nóng, làm xích đu ngồi đung đưa trên cành nhãn thưởng thức những chùm nhãn chín mọng ngọt ngào là kỷ niệm mà bất cứ đứa trẻ nào cũng thấy thích thú khi nghĩ về.

mua nhan hung yenMùa nhãn lồng tại Hưng Yên thường diễn ra vào tháng 7 – 8 âm lịch

Trái nhãn lồng Hưng Yên nổi tiếng không chỉ bởi chùm nhãn to, sai quả, năng suất mà còn bởi độ dày và vị ngọt thanh và hương thơm đặc trưng của cùi. So với nhiều giống nhãn trên thị trường hiện nay, nhìn bề ngoài sẽ rất khó phân biệt nhãn Hưng Yên quê tôi với nhãn của các vùng khác. Tuy nhiên, khi cùng lúc thưởng thức 2 loại nhãn, người sành ăn sẽ dễ dàng phân biệt được nhãn lồng vì cùi dày, giòn, hạt nhỏ, vị ngọt thanh không quá gắt.

Mùa nhãn về, ngày ngày ra lều nhãn, vừa trông vườn, vừa say sưa đọc truyện tranh. Người quê trước đây nghèo, nguồn thu của cả gia đình chỉ trông vào vườn nhãn và mấy sào ruộng nên trân quý nhãn vô cùng. Những chùm nhãn ngon, chín đúng độ sẽ được nâng niu, thắp hương tổ tiên rồi cắt bán cho thương lái làm quà, bán cho lò sấy nhãn thành nhãn quả khô, long nhãn. Vỏ nhãn, hạt nhãn sau khi tách vỏ sẽ được phơi khô, tích trữ để dùng làm nguyên liệu đốt bếp lò.

Tuổi thơ của những đứa trẻ quê tôi gắn liền với nhãn. Thời gian nghỉ hè, khi trẻ nhỏ trên khắp cả nước được nghỉ học, vui chơi cùng gia đình, bạn bè hoặc say sưa học thêm, ôn bài thì trẻ nhỏ quê tôi lại ngồi xoáy long nhãn. Tuy vậy, những ngày nghỉ hè không vì vậy mà nhàm chán, ám mùi tiền bạc, vật chất. Bên cạnh sàng long nhãn xoáy, những câu chuyện được thoải mái chia sẻ, tiếng cười trẻ thơ rộn rã khắp mọi nơi. Số tiền kiếm được từ xoáy nhãn cũng đủ để mua sách vở, đóng học phí cho năm học mới.

Mùa nhãn chín, mẹ thường lấy cùi nhãn nấu chè nhãn hạt sen với đậu xanh, đường phèn. Vị nhãn thơm hòa lẫn với vị sen, đậu xanh bùi thơm cực hấp dẫn. Ngày ấy, cái gì cũng thiếu, tủ lạnh, đá lạnh không có sẵn như bây giờ. Nồi chè nấu xong, mang lên thắp hương tổ tiên, mua đá lạnh ngoài hàng về, cả gia đình ngồi thưởng thức vào cuối chiều, cảm giác ấm cúng, thân thương vô cùng. Hết mùa nhãn, long nhãn (sản phẩm sấy khô từ cùi nhãn tươi) cũng được sử dụng nhiều trong các món ăn bổ dưỡng của gia đình. (Các bạn có thể xem thêm danh sách, cách chế biến các món ăn ngon từ long nhãn ở link này nhé)

Thế rồi, những mùa nhãn Hưng Yên cũng trôi qua, những đứa trẻ quê tôi ngày ấy cũng đã trưởng thành, bôn ba khắp bốn bể, năm châu. Bây giờ, mùa nhãn về, tôi không còn được ngồi dưới vườn nhãn trông nhãn, ngắm nhìn những cánh đồng nhãn bất tận cùng những chùm nhãn chín lúc lỉu trên cây. Tuy vậy, mỗi lần nhìn thấy cây nhãn ở con đường đi qua, tôi lại thấy thấp thoáng hương vị quê nhà, thấy nhãn lặng im ngắn nhìn thời gian trôi dù lòng người đã bao lầu đổi thay. Bao nhiêu ký ức cũ lại ùa về, nhớ vườn nhãn quê nhà, nhớ ông bà, cha mẹ, nhớ mảnh đất đã một thời nuôi tôi khôn lớn thành người.

Mai’Store là hộ gia đình chuyên canh tác, bán buôn, bán lẻ nhãn lồng đặc sản tại Hồng Nam, thành phố Hưng Yên. Quý khách hàng có nhu cầu mua nhãn lồng vui lòng liên hệ hotline 0987.255.772

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

google.com, pub-3011309995820356, DIRECT, f08c47fec0942fa0