cach ngam ruou vai

Cách ngâm rượu vải khô thơm ngon, đúng chuẩn

Được tạo ra từ quá trình kết hợp giữa rượu và cùi vải, rượu vải không chỉ mang hương thơm hấp dẫn của rượu trái cây mà còn rất tốt cho sức khỏe con người.

Vải thiều được biết đến như một loại trái cây của mùa hè với phần vỏ màu đỏ, cùi mọng nước, vị ngọt thơm tự nhiên. Cùi vải có thể dùng để ăn trực tiếp, nấu chè, làm siro, làm sinh tố hoặc ngâm rượu thuốc.

Không chỉ mang vị ngọt dịu của rượu trái cây, rượu vải khô còn là vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Sử dụng rượu vải thiều với liều lượng thích hợp sẽ giúp bổ máu, làm đẹp da, giảm cân, tăng cường hệ thống miễn dịch, bảo vệ tim mạch và tăng cường khả năng sinh lý cho nam giới.

Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin tổng quan nhất về rượu vải khô: tác dụng, cách sử dụng, bảo quản, cách ngâm rượu vải khô chi tiết. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Vải ngâm rượu có tác dụng gì?

Vải khô ngâm rượu và sử dụng theo một liều lượng phù hợp sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Một vài tác dụng của rượu vải có thể kể đến là:

  • Hỗ trợ tiêu hóa
  • Bổ máu, làm đẹp da, giảm oxy hóa cơ thể, giữ gìn vóc dáng
  • Ngăn ngừa ung thư
  • Ổn định huyết áp, bảo vệ tim mạch
  • Tăng cường sức khỏe tổng thể, tốt cho sinh lý nam giới

2. Cách ngâm rượu vải tại nhà

Chú ý: Dân gian có 2 cách ngâm rượu vải khác nhau: ngâm rượu vải khô và ngâm rượu vải tươi. Chi tiết cách ngâm từng loại như sau:

2.1. Cách ngâm rượu vải khô

A. Lựa chọn nguyên liệu

  • Rượu gạo ngon, trên 40 độ (nên chọn mua rượu ở những địa chỉ uy tín để đảm bảo chất lượng rượu trong quá trình ngâm)
  • Vải sấy khô: Nên chọn mua quả vải sấy kiệt hết nước, quả to, tròn đều, cùi vải dầy, ngọt thơm, hấp dẫn. 
  • Bình ngâm rượu: Không nên sử dụng chai nhựa để ngâm rượu. Tốt nhất, nên lưa chọn bình rượu bằng chất liệu thủy tinh hoặc sành. (Nếu muốn giữ rượu được lâu và muốn hạ thổ rượu trước khi uống bạn nên lựa chọn bình ngâm rượu bằng sành)
Cách ngâm rượu vải khô tại nhà
Hình ảnh cùi vải khô sử dụng để ngâm rượu vải

B. Cách ngâm rượu vải khô tại nhà

  • Vải khô mua về bóc vỏ, loại bỏ những quả sâu đầu hoặc cùi vải bị cháy, đắng
  • Dùng dao nhọn bóc lấy cùi vải, bỏ hạt (nếu thấy cùi vải bên trong sấy chưa được kỹ, bạn có thể đem cùi vải phơi dưới nắng để cùi vải khô đều rồi mới đem ngâm rượu. Thêm nữa, trong quá trình sơ chế vải, không nên để cùi vải bị dính nước vì nó có thể khiến bình rượu vải bị hỏng trong thời gian ngắn)
  • Bình ngâm rượu rửa sạch, phơi khô dưới nắng
  • Cho long vải vào bình, đổ rượu vào ngâm theo tỷ lệ 3:1 (đây là tỷ lệ ngâm rượu vải chuẩn nhất, được nhiều người áp dụng nhất. Nếu muốn rượu ngọt hơn, bạn có thể tăng lượng cùi vải ngâm rượu lên)
  • Đậy kín bình rượu, để ở nơi khô ráo, thoáng mát khoảng 3 tháng là có thể sử dụng được
  • Rượu vải khô sau khi ngâm có mùi thơm nhẹ, vị ngọt dịu nên rất dễ uống

Lưu ý:

  • Sau 3 tháng, để nâng cao chất lượng và tác dụng của rượu, bạn có thể đem hạ thổ bình rượu xuống lòng đất từ 6- 1 năm. Tuy nhiên, trước khi hạ thổ, bạn cần dùng túi nilong bọc kín miệng bình rượu, ngăn không cho nước, khí ẩm trong lòng đất xâm nhập vào bên trong)
  • Ngoài ra, để nâng cao tác dụng chữa bệnh của rượu vải, bạn có thể ngâm rượu vải cùng với một vài vị thuốc như táo đỏ, cam thảo. Việc thêm các loại thảo dược này không chỉ mang đến hương vị rượu mới lạ mà còn giúp nhuận tràng, an thần, giúp cơ thể tỉnh táo, khỏe mạnh

2.2. Cách ngâm rượu vải tươi

Rượu vải tươi là thức uống có vị ngọt ngào, quyến rũ, cực thích hợp để sử dụng như một loại rượu tráng miệng ngon tuyệt. Giống như các loại rượu trái cây khác, rượu vải có hương vị đặc trưng của quả vải tươi và được chế biến theo cách đơn giản. Cụ thể như sau.

A. Nguyên liệu

Vải tươi: 1 kg (nên lựa chọn quả vải tươi chín tới, gai nhẵn, không có đốm đen ngoài vỏ, khi bóc thấy cùi vải trắng, không bị sâu đầu, ăn ngọt thơm, hạt nhỏ)

Rượu trắng ngon: 2 lít

Muối hạt: 1 muỗng

– Bình thủy tinh ngâm rượu

– Dụng cụ: bút xoáy hạt nhãn, hạt vải hoặc dao, rổ, thau

B. Cách ngâm rượu vải tươi tại nhà

– Vải tươi rửa sạch, lột, dùng dụng cụ xoáy nhãn xoáy tròn, bỏ vỏ. Lấy muối pha với nước ấm thành dung dịch nước muối loãng rồi cho phần cùi vải vừa tách vào ngâm 15 phút.

– Lấy cùi vải ra ngoài, rửa sạch cùi vải với nước sạch, để ráo nước rồi xếp cùi vải ra mâm (khay) để phơi dưới nắng se cùi (thịt vải). (Để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn (ruồi, vi sinh vật) trong quá trình phơi vải, bạn nên phủ lên khay vải màng bọc thực phẩm.)Xếp thịt vải vào bình thủy tinh, đổ rượu vào bình, đậy kín nắp, chờ khoảng 2 – 4 tuần là có thể sử dụng được.

Lưu ý: Rượu vải có mùi thơm đặc trưng của quả vải tươi, nồng độ nhẹ, vị ngọt nhẹ, rất thích hợp để sử dụng trong các bữa ăn để kích thích vị giác.

3. Cách sử dụng rượu vải tốt cho sức khỏe

  • Thông thường, sau 3 tháng ngâm là bạn đã có thể sử dụng được rượu vải khô. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng tối đa 60ml rượu 1 ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất. Không nên lạm dụng vì nó sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe
  • Những người có thể trạng yếu, phụ nữ sau khi sinh, nam giới sức khỏe yếu có thể sử dụng rượu vải mỗi ngày để phục hồi. Tuy nhiên, nên chia nhỏ lượng rượu sử dụng trong ngày để tránh tình trạng say xỉn, không làm chủ được ý thức.
  • Cách quản rượu vải: Rượu vải cần được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, đậy kín nắp sau khi sử dụng để rượu không bay hơi.

4. Câu hỏi thường gặp khi ngâm rượu vải

4.1. 1kg vải khô ngâm bảo nhiều lít rượu?

Như đã trình bày ở trên, tỷ lệ ngâm rượu vải tươi, rượu vải khô là 1:2 và rượu vải khô

4.2. Ngâm rượu vải tươi để được bảo lâu?

Khác với rượu vải khô có thể ngâm và uống cả năm, rượu vải tươi chỉ có thể uống và bảo quản tối đa 3 tháng.

4.3. Ngâm rượu vải cả hạt có tốt không?

Ngâm rượu vải có phải bỏ hạt không là câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay. Thực tế, người ta chỉ ngâm rượu cùi vải. Nếu ngại tách cùi, bạn có thể ngâm rượu vải cả hạt. Tuy nhiên, rượu vải cả hạt chỉ có thể sử dụng đối với quả vải khô và không được áp dụng đối với rượu vải tươi.
Nhiều người vẫn thường nghĩ, trong quả vải, chỉ có cùi vải mới là thứ ăn được và có công dụng chữa bệnh mà ít biết rằng, hầu hết các bộ phận của quả vải đều có tác dụng chữa bệnh. Trong đó, hạt vải là vị thuốc quý trong đông y, có tác dụng phòng và điều trị các bệnh về tán khí, đâu bụng, tiểu đường, đau bụng kinh, đau tinh hoàn,… Chi tiết công dụng, cách sử dụng hạt vải khô đã được camnangsong360.com chia sẻ tại bài viết hạt vải chữa bệnh, mời bạn đọc tham khảo).

Trên đây, camnangsong360.com đã chia sẻ cho bạn cách ngâm rượu vải tươi, rượu vải khô, công dụng và cách sử dụng chi tiết. Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn, giúp bạn tìm được cách sử dụng rượu trái cây ngon, tốt cho sức khỏe. Hẹn gặp lại bạn ở các bài viết sau. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ nó cho bạn bè, người thân của mình nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

google.com, pub-3011309995820356, DIRECT, f08c47fec0942fa0