cach lam tra vai kho tai nha

Cách pha trà vải khô thanh nhiệt, giải khát ngày hè

Trà vải là loại nước uống được làm từ 2 nguyên liệu chính là trà đen và vải khô. Thức uống này có mùi thơm, vị ngọt thơm và tươi mát. Cách pha trà vải khô khá đơn giản, bạn có thể pha độc vị hoặc pha cùng các vị thuốc như kỷ tử, táo đỏ, la hán quả,…  Tuy nhiên, đồ uống này lại có tính nóng, chỉ nên sử dụng với khẩu phần thích hợp.

Sấy khô và bảo quản là phương pháp được người xưa biết đến. Trên thực tế, hầu hết các loại trái cây, hạt nếu muốn bảo quản được lâu đều cần được phơi nắng hoặc sấy khô. Chẳng hạn như nhãn, vải, ngoài việc tiêu dùng sản phẩm tươi, người ta  còn chế biến bằng cách phơi khô. Ngoài cách ăn trực tiếp, loại quả này còn có thể dùng pha trà, hầm canh, sắc thuốc,… Sau đây là chi tiết cách pha trà vải khô tại nhà mà bạn có thể tham khảo, tìm hiểu.

1. Cách pha trà vải khô

1.1. Cách làm trà xanh vải khô

Với công dụng bổ tâm thận, dưỡng huyết, trà xanh vải sấy phù hợp sử dụng với phụ nữ, nam giới giảm ham muốn tình dục, sức khỏe yếu, da tái nhợt.

  • Nguyên liệu: 6 quả vải khô, 3 gam trà xanh
  • Cách pha: Bóc vỏ vải thiều, cho vào cốc cùng lá trà đã rửa sạch, thêm 150ml nước sôi rồi tiếp tục nấu trong 5 phút thì để nguội, chắt lấy nước uống
  • Cách dùng: Mỗi ngày uống 1, 2 lần, ăn thịt vải
  • Công dụng: Dưỡng da, làm ấm cơ thể, bổ thận, tăng cường dương khí

cach pha tra vai bang tra den

3.2. Cách pha trà vải khô táo đỏ

Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên có tác dụng bổ máu, sản sinh nội nhiệt, thúc đẩy tuần hoàn máu, trà vải khô táo đỏ có thể dùng để bổ sung khí huyết, làm ấm tim phổ, bảo vệ ngũ tạng.

  • Nguyên liệu: Vải khô: 6 trái, chà là đỏ: 3 trái, đường nâu: 10g
  • Cách pha: Vải khô bóc vỏ, cho vào một tô nhỏ Lấy một lượng thịt nhãn thích hợp cho vào tô nhỏ. Cho táo đỏ vào một chiếc bát trống khác, thâm nước và ngâm cho đến khi táo đỏ phồng lên thì rửa sạch, cắt lát. Tiếp theo, cho táo đỏ, vải khô và đường nâu vào nồi. Đun sôi 300ml nước rồi đỏ vào nồi, bật bếp và tiếp tục đun nhỏ lửa trong khoảng 15 phút thì để nguội, lọc lấy nước uống.
  • Cách dùng: Dùng thay nước uống hàng ngày
  • Công dụng: Bổ huyết, làm đẹp da, làm ấm cơ thể.

tra vai kho bao nhieu calo

3.3. Cách nấu nước vải la hán quả

Cả vải và la hán quả đều có vị ngọt, khi nấu vị ngọt đã ngấm hết vào nước nên không cần thêm bất kỳ gia vị nào mà vị nước uống đã rất ngon.

  • Nguyên liệu: 0,5 la hán quả Quả, 6 trái vải khô, 1 bát nhỏ vỏ quýt tươi, 2000 ml nước
  • Cách làm: Vỏ quýt tươi cho vào bát, dùng dao cạo bỏ phần lòng trắng. La hán quả bỏ vỏ, lấy phần phần cơm bên trong rồi tách nhỏ. Vải khô bỏ vỏ, có thể tách hạt hoặc không. Tiếp theo, bạn đun sôi 2000ml nước, cho các nguyên liệu vào nồi, đôi sôi rồi hạ nhỏ lửa, đun cho đến khi còn 3 bát nước thì tắt bếp.
  • Cách dùng: Chia làm 3 lần, dùng vào 3 buổi trong ngày.
Lưu ý: Nước quả la hán có vị ngọt thơm, tuy nhiên nếu không nắm được bí quyết nấu sẽ rất dễ bị đắng. Không chỉ nấu độc vị, bạn có thể nấu nước quả la hán với hoa cúc, bí đao,… Chi tiết xem tại bài viết cách nấu quả la hán của chúng tôi.

uong tra vai co map khong

3.4. Cách pha trà vải óc chó

Trà nhãn và óc chó là thứ nước uống dùng để điều trị chứng mất ngủ, bồn chồn, thiếu máu, phụ nữ bị đau bụng kinh.

  • Nguyên liệu: 3 trái vải sấy khô và 6 nhân quả óc chó.
  • Cách pha: Vải khô bóc vỏ, cho vào nồi cùng nhân quả óc chó, thêm 1 lít nước, đun sôi trong khoảng 20 phút thì tắt bếp.
  • Cách dùng: Dùng trong ngày như nước uống, sau đó ăn cùi vải và nhân quả óc chó cùng nhau.

cach pha tra vai kho

Ngoài ra, với trái vải sấy khô, bạn có thể sử dụng để chế biến nhiều món trà vải ngon khác như:

  • Pha trà nhãn táo đỏ dâu tằm
  • Cách pha trà gừng, nhãn, chà là và tác dụng gì
  • Trà vải với quế, mật ong

Lưu ý: Trà vải khô có thể nấu và sử dụng thay nước uống hàng ngày, tuy nhiên cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Trà vải có tính nóng, những người bị âm yếu không nên uống. Tuy nhiên, người bị lạnh bụng có thể uống để tăng nội nhiệt cơ thể.
  • Chỉ nên uống với khẩu phần vừa phải, không nên uống nhiều sẽ gây nóng, tức giận.
Ngoài dùng pha trà, vải khô còn có thể sử dụng như nguyên liệu để nấu các món ăn bổ dưỡng. Bấm xem thêm bài các món ăn từ vải khô để nắm được toàn bộ các công thức nấu ăn ngon, dễ làm.

2. Công dụng của trà vải khô

Vì được nấu từ nguyên liệu là vải khô nên trà vải chứa đầy đủ công dụng và dưỡng chất của loại quả này. Cụ thể, uống trà vải có tác dụng điều hòa khí huyết, thải độc, làm sạch gan, làm săn chắc gan, lá lách, giảm sưng tấy, giải độc, bổ sung năng lượng, tăng cường sức đề kháng bồi bổ máu, làm đẹp da, an thần, tốt cho não bộ.

Toàn bộ công dụng của trà vải nói riêng và quả vải nói chung đã được tổng hợp, hãy xem thêm để biết vải sấy khô có tác dụng gì bạn nhé!

3. Câu hỏi thường gặp khi pha trà vải khô

3.1. Uống trà vải có mập không?

Trà vải thiều khô là thực phẩm có lượng calo khá cao. Vì thế, nếu thích, bạn chỉ nên uống với lượng vừa phải trong ngày, nếu uống quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng thừa calo, gây béo phì.

Thêm nữa, khi uống trà vải, bạn cũng dễ tăng cần vì hàm lượng đường trong cùi vải, nước trà khá cao.

3.2. Trà vải có nóng không?

Cùi vải thiều khô là loại trái cây có tính ấm, nếu ăn nhiều sẽ gây nóng trong, không thích hợp với những người có thể âm hâm hư, thừa hỏa.

Trên đây là toàn bộ 6 cách pha trà vải khô tại nhà và công dụng, những lưu ý khi sử dụng. Hy vọng rằng bài viết này sẽ mang đến cho bạn nhiều mẹo pha trà, chăm sóc sức khỏe hữu ích. Nếu có công thức pha trà vải khô nào ngon hơn, bạn hãy chia sẻ với chúng tôi nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

google.com, pub-3011309995820356, DIRECT, f08c47fec0942fa0