cong thuc ngam ruou vai

Cách ngâm rượu vải tươi đúng chuẩn, để được lâu

Rượu vải có hàm lượng dinh dưỡng phong phú, rất tốt để làm đẹp, hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa bệnh tật,… Phương pháp, cách ngâm rượu vải tươi cũng khá đơn giản, chỉ cần bạn làm đúng theo các bước hướng dẫn dưới đây.

Vải thiều là loại trái cây nhiều dinh dưỡng, phổ biến sử dụng trong mùa hè nhưng lại nóng, không nên ăn quá nhiều. Mặc dù vậy, để có thể lưu giữ hương vị vải và sử dụng lâu hơn, vải thiều còn có thể được ngâm với rượu thành món rượu vải. Ngoài cách sử dụng như 1 loại thức uống giải khát, rượu vải còn là thức uống có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lý nam giới.

1. Rượu vải tươi có hương vị như thế nào?

Ngâm rượu trái vải tươi là phương pháp ngâm, ủ quả vải tươi trong rượu trắng và đường. Phương pháp ngâm rượu vải tươi này đã có từ lâu đời và được lưu truyền đến nay. Thời điểm thích hợp để ngâm rượu vải là khoảng tháng 6, 7 hàng năm.

Giống như nhiều loại rượu trái cây như rượu ổi, rượu long nhãn,…, sau khi ủ, rượu có nồng độ cồn thấp, mang đậm hương vị của trái vải tươi hòa quyện với rượu nếp lên men. Khẽ nhấp một ngụm, vị rượu như trêu đùa đầu lưỡi, ngọt ngào, mềm mại lan tỏa vị giác người thưởng thức.

2. Cách làm rượu vải tươi

Để có thể ngâm vải trong rượu, bạn cần sở hữu một số kỹ năng nhất định cũng như có những việc cần lưu ý, đặc biệt là quá trình sơ chế cùi vải và ngâm với rượu trắng. Chi tiết cách ngâm rượu trái vải tươi như sau:

Bước 1: Nguyên liệu

  • Vải thiều đỏ tươi: 8kg (còn khoảng 4kg cùi vải sau khi bóc vỏ, bỏ hạt)
  • Rượu trắng 4 lít (tốt nhất nên lựa chọn rượu trắng khoảng 40 – 50 độ)
  • Đường phèn: 400g
  • Bình hoặc hũ thủy tinh sạch, có nắp và tấm vải bịt kín, dây cột
cach ngam ruou trai vai tuoi

Bước 2: Sơ chế cùi vải

  • Vải thiều bỏ cuống, quả xấu, hỏng, rửa sạch, để ráo nước
  • Bóc vỏ vải, loại bỏ hạt, ngâm vào nước muối loãng rồi rửa lại với nước sạch
  • Vớt cùi vải ra ngoài, để ráo nước. Tốt nhất lên trải đều cùi vải ra mặt phẳng sạch đem phơi nắng để cùi vải được khô, làm se bề mặt. Lưu ý, tuyệt đối không để cùi vải đọng nước, bởi sẽ rất dễ làm ảnh hưởng đến quá trình lên men, khiến bình rượu bị hỏng.
  • Bình thủy tinh rửa sạch, phơi khô dưới nắng.
  • Cho cùi vải vào bình thủy tinh, cứ một lớp cùi vải sẽ trải 1 lớp đường lên trên, sau đó đổ rượu trắng vào, dùng vải bịt kín rồi đậy, chờ khoảng 1 – 3 tháng là có thể sử dụng được.

3. Những điều cần lưu ý khi ngâm rượu vải tươi

  • Nếu không thích rượu có vị ngọt, bạn có thể giảm lượng đường phèn sử dụng.
  • Khi lên men rượu vải hay bất cứ loại rượu hoa quả nào khác, tốt nhất bạn nên bịt kín miệng can bằng vải và đậy kín nắp. Chỉ lên rót rượu đến 80% thể tích bình chứa, không nên rót rượu quá đầy, nếu không nắp đậy sẽ dễ bị bung lên sau này.
  • Nên để bình rượu vải ở nơi khô ráo, có bóng râm.
  • Trong quá trình làm vải tươi ngâm rượu, bạn cần đảm bảo quá trình sơ chế vải tươi thật sạch sẽ, không ô nhiễm.
  • Nếu muốn rượu cùi vải có màu nâu ngà đẹp mắt, bạn có thể sử dụng cùi vải khô để ngâm rượu. Việc sử dụng cùi vải khô thay cho cùi vải tươi sẽ giúp lan tỏa mùi thơm, màu sắc và giúp rượu vải để được lâu hơn 1 năm. Chi tiết cách ngâm rượu vải khô đã được chia sẻ ở bài viết trước, mời bạn đọc tham khảo để nắm được tỷ lệ ngâm, ủ rượu tốt cho sức khỏe!

4. Câu hỏi thường gặp khi làm rượu ngâm vải tươi

4.1. Rượu vải chuyển sang màu đỏ có sao không?

Thực tế, rượu vải càng ủ lâu sẽ càng chuyển sang màu nâu sẫm, chỉ cần không chuyển sang vị chua là được. Nếu rượu vải ủ ra bị đục và có vị chua thì chứng tỏ bình rượu ngâm vải thất bại.

4.2. Vải tươi ngâm rượu nổi bọt có sao không?

Thực tế, quá trình ủ rượu vải thiều có thể sẽ sinh ra bọt khí, đây là quá trình lên men bình thường, bạn không cần phải lo lắng.

4.3. Ngâm rượu vải tươi để được bao lâu?

Thông thường, rượu vải tươi ủ 1 tháng là có thể sử dụng được. Nếu thích rượu có vị thơm nồng, bạn có thể chờ 3 tháng. Khi sử dụng rượu, bạn nên dùng gạc lọc bã để hương vị được ngon hơn.

4.4. Rượu vải có tác dụng gì?

Vải tươi ngâm rượu là loại đồ uống chứa nhiều dinh dưỡng, bao gồm các loại axit amin, vitamin, khoáng chất, có tác dụng bồi bổ cơ thể, ngăn ngừa lão hóa, giảm cholesterol, ngăn ngừa xơ cứng động mạch,… Uống rượu vải thiều tươi ở nhiệt độ thích hợp có thể làm giảm cơn khát, chống phù nề, hỗ trợ tiêu hóa, uống sau khi ăn còn có thể tăng cường khả năng hình thành tinh dịch.

Ngoài cách sử dụng để ngâm rượu, quả vải còn có thể sử dụng để pha trà, nấu chè hoặc làm thuốc. Để có thêm thông tin về công dụng, cách sử dụng vải sấy khô, mời bạn tham khảo thông tin trong bài Vải khô làm món gì ngon của chúng tôi.

Trên đây là toàn bộ phương thức, cách ngâm rượu vải tươi tại nhà. Mùa vải tươi đang đến gần, chị em hãy tranh thủ làm rượu trái cây ngọt lành, nhiều dinh dưỡng cho ông xã nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

google.com, pub-3011309995820356, DIRECT, f08c47fec0942fa0