ruou vai co tac dung gi

Rượu vải có tác dụng gì? Uống có tốt không?

Với vị ngọt đậm, độ rượu nhẹ, êm dịu, nhiều người thường hay ngâm rượu trái vải để uống cả năm. Mặc dù vậy, không ít người uống rượu theo “tửu lượng” (khả năng) chứ không hiểu rõ về công dụng, liều lượng sử dụng. Vậy rượu vải có tác dụng gì? Sử dụng thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

Vải là “vua của các loại trái cây“, chứa nhiều dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe nhưng rất khó bảo quản. Vì thế, ngâm rượu là cách hoàn hảo để lưu giữ phẩm chất và hương thơm ngọt ngào, quyến rũ của trái vải được lâu hơn. 

Tương tự như các loại rượu trái cây khác, rượu vải được tạo thành từ quá trình ngâm cùi vải với rượu trắng. Các bước sơ chế vải, ngâm rượu cần được thực hiện trong thời gian ngắn để đảm bảo được dinh dưỡng cũng như chất lượng rượu.  

vai ngam ruou co tot khong

Vải ngâm rượu có tốt không? Bật mí các công dụng của rượu trải vải

1. Cách ngâm rượu ngâm vải 

Thực tế cho thấy, cách ngâm rượu vải khô, rượu vải tươi khá đơn giản. Bạn chỉ cần bóc cùi vải, ngâm với rượu và đường phèn. Cuối cùng chỉ cần bịt kín miệng chai với 2 lớp màng bọc thực phẩm và đậy kín. Bình rượu sau đó cần để ở nơi khô ráo, thoáng mát, thông thường sau khoảng 2, 3 tháng là có thể sử dụng được.

Ngoài cách dùng dùng cùi vải khô, người ta còn sử dụng trái vải tươi để ngâm rượu. Chi tiết cách ngâm rượu vải tươi và các lưu ý khi ngâm đã được camnangsong360.com chia sẻ, bạn đọc nên tham khảo nếu chưa biết cách.

2. Rượu vải có tác dụng gì?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thành phần của rượu trái vải có chứa các chất oxy hóa, vitamin, axit hữu cơ như axit tartaric, axit xitric và các khoáng chất polyphenolic phức tạp, có tác dụng ngăn ngừa oxy hóa cơ thể, giảm đông cứng động mạch và cholesterol trong cơ thể. 

Y thư cổ Trung Quốc có ghi chép rằng, vải thiều là vị thuốc có tác dụng giải khát, ích huyết, bồi bổ cơ thể. Uống rượu vải thiều với liều lượng và nhiệt độ thích hợp giúp làm dịu cơn khát, chống phù nề, duy trì và điều hòa các chức năng trong cơ thể, dùng sau bữa ăn còn giúp tăng cường hình thành dịch vị, hỗ trợ tiêu hóa.

ruou vai co tot khong

Thành phần dinh dưỡng, công dụng của rượu trái vải

Một vài tác dụng của rượu vải có thể kể đến như:

  • Tác dụng bồi bổ: Rượu vải thiều là thức uống chứa nhiều các loại axit amin, vitamin,  khoáng chất. Khi uống với mức độ vừa phải có thể tác động trực tiếp đến hệ thống thần kinh, làm giảm sự căng cứng của cơ bắp, tạo cảm giác thoải mái, vui vẻ, hưng phấn. Đối với nam giới, rượu vải là loại rượu thuốc không thể thiếu để duy trì và tăng cường khả năng sinh lý.
  • Làm đẹp, chống lão hóa, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch: Rượu vải rất giàu polyphenol, chất chống oxy hóa, giảm cholesterol, ngăn ngừa xơ cứng động mạch. Chính vì vậy, uống rượu vải sẽ có tác dụng tích cực trong việc phòng bệnh, chống lão hóa cơ thể và kéo dài tuổi thọ cho sức khỏe con người.
  • Diệt khuẩn, hỗ trợ tiêu hóa: Thành phần của rượu vải thiều có nhiều axit hữu cơ, sau khi uống sẽ giúp tăng cường hình thành dịch vị, điều hòa chức năng ruột, hỗ trợ tiêu hóa. Ở các nước có nền nhiệt thấp vào mùa đông, uống rượu vải còn có tác dụng ngăn ngừa cảm lạnh. 
  • Tác dụng giải khát, lợi tiểu: Khi sử dụng ở nền nhiệt thích hợp, rượu vải còn có công dụng giải khát, lợi tiểu, phòng chống phù thũng. 
  • Bổ máu: Quả vải khô sấy rất tốt trong việc tăng hồng cầu trong cơ thể. Khi ngâm với rượu, rượu vải có thể điều hòa huyết sắc tố, nuôi dưỡng khí huyết, thích hợp sử dụng với những người mắc bệnh thiếu máu.

3. Những người không nên uống rượu vải

Rượu vải rất tốt để bồi bổ cơ thể, tuy nhiên, những đối tượng sau đây không nên uống rượu vải:

  • Rượu vải thiều có hàm lượng đường cao nên không thích hợp với những người mắc bệnh tiểu đường.
  • Những người có cơ địa nóng hoặc mắc bệnh viêm amidan, viêm họng mãn tính không nên uống rượu vải để tránh bị bốc hỏa, nóng trong.

tac dung cua ruou vai

Liều lượng, cách sử dụng rượu vải tốt cho sức khỏe

4. Một số lưu khí khi uống rượu vải khô

  • Không dùng rượu vải khô cùng hải sản: Rượu vải khô có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng không nên dùng với hải sản vì rất dễ gây tiêu chảy, đau bụng.
  • Không uống cùng đồ cay, nóng: Bản thân trái vải là loại quả có tính nóng. Vì thế, khi vừa uống rượu vải xong, nếu uống kèm với các loại thực phẩm có tính nóng khác sẽ gây nóng, tạo cảm giác khó chịu, khát nước, gây khó khăn khi đại tiện.
  • Không uống khi bụng đói: Mặc dù rất tốt cho sức khỏe tuy nhiên bạn không nên dùng rượu vải khi đói bởi dễ gây đầy bụng, khiến niêm mạc dạ dày bị kích ứng, không tốt cho sức khỏe.
  • Không nên uống quá nhiều: Mỗi ngày chỉ nên uống tối đa 100ml rượu vải, chia đều ra 3 bữa. Uống quá nhiều rượu vải sẽ dễ khiến cơ thể bị nóng, táo bón, viêm họng, gây ngứa ngáy hoặc nổi mụn trên da,… Một số trường hợp uống quá nhiều rượu vải có thể khiến tinh thần suy nhược, sắc mặt mệt mỏi, nhợt nhạt, dễ khó chịu, cáu giận,…

Với những chia sẻ ở trên, có thể thấy, ngoài việc sử dụng như một thức uống giải khát thông thường, rượu vải sấy khô còn có tác dụng chống oxy hóa, lợi tiểu, bồi bổ cơ thể toàn diện. Nhân lúc vải tươi, vải khô đang vào mùa, bạn đọc hãy tham khảo cách ngâm và làm ngay cho mình một bình rượu ngâm chất lượng để dùng cả năm nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

google.com, pub-3011309995820356, DIRECT, f08c47fec0942fa0