Các món ăn từ vải khô

Nổi bật với vị ngọt thơm hấp dẫn, vải khô không chỉ dùng để ăn trực tiếp mà còn được dùng làm nguyên liệu chế biến các món ăn bổ dưỡng như trà vải, chè vải khô,… Danh sách các món ăn từ vải khô sẽ được camnangsong360.com chia sẻ ngay sau đây.

Vải là trái cây mọng nước có phần thịt ngọt, cung cấp nhiều vitamin C, kali và các chất chống oxy hóa. Sau khi sấy khô, phần thịt vải sẽ co lại, chuyển sang màu nâu đen, dùng ăn vặt, nấu chè, pha trà hoặc dùng các món ăn mặn như vải xào tôm, thịt lợn,.. Nếu đang có sẵn trái vải khô trong gia đình, bạn có thể tham khảo các món ăn từ vải khô ngon, hấp dẫn để cả gia đình cùng thưởng thức nhé!

I. Vải sữa chua và muesli

Để có một bữa ăn nhẹ, đơn giản, đầy đủ dinh dưỡng vào bữa sáng hoặc bữa trưa, hãy bắt đầu bằng việc thêm vải khô, sữa chua vào muesli vào khẩu phần ăn của bạn.

Các bước làm khá đơn giản. Chuẩn bị 1 chiếc bát sạch, thêm vào đó 3-5 muỗng ngũ cốc dinh dưỡng (có thể thay đổi tùy theo khẩu phần ăn của bạn), thêm vào 5-7 phần cùi vải khô, 1 hộp sữa chua không đường, trộn đều và thưởng thức.

II. Cách nấu chè vải đậu xanh

Vào những ngày tiết trời nắng nóng, bạn có thể sử dụng các nguyên liệu như đậu xanh, vải khô, nha đam, nước cốt dừa để nấu chè giải nhiệt cho cả gia đình.

vai say lam mon gi ngon

1. Nguyên liệu:

– Vải thiều sấy khô: 200g

– Đậu xanh chà vỏ: 200g

– Đường trắng: 100g (ngon hơn nếu dùng đường phèn)

– ½ hộp nước cốt dừa

– Nha đam: 300g

2. Chế biến

Bạn có thể bắt đầu nấu chè vải đậu xanh theo các bước như sau:

– Bước 1: Rang và rửa sạch đậu xanh

Bật bếp, đun nóng chảo/xoong chảo, cho đậu xanh vào bếp, rang với lửa nhỏ khoảng 5-7 phút cho đến khi đậu có mùi thơm thì tắt bếp. Chờ cho đến khi đậu xanh nguội thì rửa lại 1-2 lần với nước cho sạch.

– Bước 2: Nấu đậu xanh

Cho đậu xanh đã rang, rửa sạch vào nồi, bật bếp, nếu với lửa vừa trong vòng 20 phút cho tới khi đậu xanh chín mềm.

Tiếp đó, bạn chắt phần nước ninh đậu xanh ra ngoài, thêm 1 lít nước sạch và ½ muỗng muối, tiếp tục nấu thêm khoảng 15 phút cho đến khi đậu mềm.

– Bước 3: Sơ chế nha đam

Nha đam gọt bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài, lấy phần thịt bên trong rồi ngâm vào chậu nước muối loãng rồi rửa lại với nước. Tiếp đó, cắt nha đam thành từng miếng vừa ăn. Để nha đam sạch nhớt và nấu không bị đắng, bạn thêm 1 thìa muối, bóp nha đam từ 2-3 phút rồi rửa lại với nước sạch.

Cho nha đam vào rây, để ráo nước. Tiếp đó, cho phần thịt nha đam vào bát, thêm 2 thìa đường, trộn đều và ướp trong khoảng 10 phút.

– Bước 4: Vải sấy khô bóc vỏ, tách lấy cùi vải.

– Bước 5: Nấu chè đậu xanh nha đam

Khi đậu xanh đã mềm, bạn cho nha đam, cùi vải và phần đường còn lại vào nồi, nấu thêm khoảng 2 phút cho nồi chè sôi trở lại thì tắt bếp (Bạn có thể điều chỉnh độ ngọt tùy theo khẩu vị của gia đình).

– Bước 6: Thành phẩm

Múc chè ra bát, thêm nước cốt dừa, đá bào và thưởng thức. (bạn có thể bảo quản chè trong ngăn mát tủ lạnh, khi ăn sẽ ngon hơn).

Chè vải đậu xanh mang vị bùi của đậu xanh, vị giòn ngon, mát lành của nha đam và vị thơm ngọt của cùi vải khô, mang đến món ăn cực ngon, bổ dưỡng cho gia đình bạn.

Ngoài chè vải đậu xanh, vải khô còn có thể kết hợp với hạt sen, táo đỏ, kỷ tử, đường phèn,… và các nguyên liệu trong tự nhiên khác để tạo thành món chè ngọt, mát lành, giải nhiệt cho mùa hè. Chi tiết tên và công thức nấu từng món chè, mời bạn tham khảo trong bài chia sẻ cách nấu chè vải khô của camnangsong360.com

III. Món tôm xào vải khô

Nấu ăn với trái cây sấy khô, cụ thể với bằng vải khô và tôm, thịt gà, thịt lợn là truyền thống lâu đời của ẩm thực Trung Quốc. Món ăn này đặc biệt thích hợp sử dụng vào mùa đông bởi vải khô là sản phẩm có tính chất bổ dương. Bài viết dưới đây, camnangsong360.com sẽ chia sẻ cho bạn cách làm món tôm xào vải. Cùng tìm hiểu nhé!

mon ngon voi vai kho

1. Nguyên liệu

-Tôm tươi loại to vừa: 300g (khoảng 15 con)

– Cùi vải khô: 200g

– Tỏi băm: 1 muỗng

– Gừng băm: 1 muỗng

– Dầu thực vật: 2 muỗng

– Đậu que (Đậu cô ve): 100g

– Rau bina: 200g

-Gia vị: ¼ thìa cafe muối, 1 muỗng rượu, 1 thìa cafe bột ngô

– Nước xốt: 1/4 thìa cà phê muối, 1 thìa dầu hào, 2 muỗng canh rượu, 1 thìa cà phê giấm gạo, 2 thìa cà phê bột ngô, 2 muỗng canh hoa hồng khô ngâm trong 1/2 cốc nước sôi

2. Chế biến

– Cánh hoa hồng rửa sạch. Đun sôi 150ml nước sôi, cho cánh hoa hồng vào chần khoảng 10 phút, để nồi nước nguội rồi chắt lấy nước.

– Khi bát nước hoa hồng đã nguội, thêm tất cả các phần làm nước sốt vào, trộn đều.

– Tôm rửa sạch, bóc bỏ, bóp phần túi phân và chỉ đen ở thân tôm ra ngoài. Ướp tôm với một chút muối, rượu, dầu thực vật

– Sơ chế rau Bina: ngắt lấy phần lá, bỏ rễ (có thể bỏ luôn cả phần cuống), rửa sạch, để ráo nước..

– Đậu cove cắt ⅔ cuống, giữ và tước phần dây dài 2 bên thành quả. Sau đó, rửa sạch đậu với nước, cắt đôi rồi ngâm nước muối loãng 5 phút sau đó vớt ra ngoài. Tiếp theo, đun sôi nồi nước, cho đậu cove vào chần khoảng 3 phút rồi vớt ra ngoài, để ráo nước. Tiếp tục đun sôi nồi nước luộc đậu, cho rau bina vào chần khoảng 1 phút rồi vớt ra ngoài.

– Xếp rau bina phía ngoài, tiếp đó xếp đậu que thành từng khoanh trên đĩa tròn để một khoảng trống ở giữa cho tôm và vải.

– Đun nóng dầu thực vật trong chảo, cho tôm vào xào khoảng 1 phút (thịt tôm chín khoảng ⅔) thì vớt ra ngoài và để lại trong chảo khoảng 1 muỗng dầu thực vật.

– Thêm tỏi, gừng vào chảo, xào thơm với chút nước mắm khoảng 1 phút. Tiếp đó, thêm cùi vải khô và các thành phần của nước sốt vào chảo, đảo đều cho đến khi nước sốt sệt lại. Cuối cùng, bạn cho thịt tôm vào hỗn hợp nước sốt, đảo đều trong vòng 1 phút.

– Múc tất cả hỗn hợp xào ra đĩa đã bày sẵn đậu và thưởng thức.

Nếu bất cứ thành viên nào trong gia đình bạn bị dị ứng với tôm, bạn có thể thay thế phần thịt tôm bằng các nguyên liệu như ức gà, thịt bò,…

Để nắm được nhiều hơn công dụng và cách sử dụng vải sấy khô trong cuộc sống thường ngày, bài viết chia sẻ vải sấy khô dùng để làm gì sẽ rất hữu ích với bạn.

IV. Cách pha trà vải

Được tạo ra bởi trà và hương trái vải nồng nàn, trà vải là loại đồ uống mát lành, cực tốt để thư giãn, giải nhiệt vào mùa hè.

Để tìm hiểu lợi ích và công thức pha trà vải, bạn có thể xem trong bài chia sẻ 5 lợi ích của trà vải đối với sức khỏe mà camnangsong360.com chia sẻ trước đây.

V. Caramen cùi vải

Với cách biến tấu đơn giản, món caramen cùi vải có thành phần chính là trứng và sữa, tạo ra món ăn vặt thơm ngon, béo mềm, khiến ai ăn cũng nghiền.

Cách chế biến món ăn này cũng khá đơn giản, đế caramen được làm theo cách thông thường. Nước cốt dừa, cùi vải khô và đường sau khi được đun nóng sẽ được đổ lên đế caramel và cho vào lò nướng cho thơm. Đây có thể là một món tráng miệng thơm ngon cho bữa tối của cả gia đình bạn.

vai say kho lam mon gi ngon

VI. Rượu trái vải

Là một loại rượu trái cây được tạo từ 2 nguyên liệu chính là rượu trắng và vải khô, loại rượu vải này rất cần thiết để dưỡng khí huyết, tăng cường lưu thông máu, tăng sức đề kháng…. Nếu được chế biến tốt, rượu trái vải sẽ mang hương vị cân bằng của vị ngọt và vị chua.

Bạn có thể tham khảo bài chia sẻ cách ngâm rượu vải khô của chúng tôi để nắm được tỷ lệ ngâm, cách ngâm và công dụng đối với sức khỏe.

Trên đây là toàn bộ các món ăn từ vải khô và công thức nấu, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm hiểu các công thức nấu ăn ngon, bổ dưỡng cho gia đình mình.

Nguồn tham khảo: https://longnhanbamai.com/vai-kho-lam-mon-gi/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

google.com, pub-3011309995820356, DIRECT, f08c47fec0942fa0