an nhieu vai thieu co sao khong

Ăn nhiều vải thiều có sao không? Tác dụng phụ của quả vải?

Vải thiều là loại trái cây mọng nước vị ngọt thơm, chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, đây là loại quả có tính nóng, ăn nhiều có thể khiến cơ thể nổi mụn nhọt, gây tình trạng nôn mửa, hạ đường huyết hoặc thậm chí là tử vong.

Với vị ngon ngọt, dễ ăn, vải thiều được nhiều người người chọn mua để giải khát trong ngày hè. Tuy nhiên, loại quả này lại mang tính nóng, gây nhiều tác dụng phụ nếu không sử dụng đúng cách. Vậy ăn nhiều vải thiều có sao không? Tác dụng phụ của quả vải thế nào? Thông tin chi tiết sẽ được camnangsong360.com chia sẻ ngay sau đây.

1. Lợi ích khi ăn quả vải thiều tươi, khô

Theo tạp chí điện tử Heathline, thành phần chủ yếu của quả vải thiều chủ yếu là nước, đường Glucose, carbs và các chất dinh dưỡng. Trong 100 gram vải tươi có chứa 66 calo; 0,8 gram protein; 16,5 gram carbs; 15,2 gam đường; 1,3 gram chất xơ và 0,4 gram chất béo. 

Quả vải có dụng giảm đau, điều hòa huyết áp, thải độc, tăng cường miễn dịch, bảo vệ tim, ngăn ngừa những bệnh về tim mạch, bồi bổ khí huyết cho nữ giới, tăng cường hệ thống miễn dịch và sinh lý cho nam giới. Ngoài ra, vải khô cũng cung cấp nguồn dinh dưỡng cho não bộ và phòng chống ung thư hiệu quả.

Để hiểu rõ hơn về lợi ích, công dụng chữa bệnh của quả vải, bạn đọc có thể xem trong bài chia sẻ ăn vải có tác dụng gì của camnangsong360.com để tìm hiểu thêm.

2. Tác dụng phụ của quả vải

2.1. Ăn nhiều vải có thể bị say

Kinh nghiệm của người trồng vải cho thấy, ăn nhiều vải lúc cơ thể bị đói có thể gây ra chứng “say vải” với các biểu hiện như đau đầu, nóng trong, đau rát lưỡi, buồn nôn, chóng mặt, toát mồ hôi, mệt mỏi,…

Chứng say vải có thể được giải thích bởi nguyên nhân: Thành phần của vải chứa nhiều đường Glucoza. Khi ăn quá nhiều vải sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao, quá khả năng hấp thụ chuyển hóa của gan, khiến cơ thể tiết insuline làm hạ nồng độ đường máu, gây hạ đường huyết.

Vì thế, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn không nên ăn quá 500g vải tươi 1 lúc mà nên chia ra ăn thành nhiều lần trong ngày. Lời khuyên này được áp dụng cho tất cả các đối tượng, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Nếu bị say vải, bạn có thể cải thiện tình trạng sức khỏe bằng cách uống một cốc nước đường pha loãng. 

2.2. Ăn nhiều vải có thể gây đau bụng, ngộ độc

Ăn quả vải khi chưa chín (còn xanh) có thể khiến cơ thể gây ngộ độc hoặc đôi khi gây tử vong. 

Quả vải chưa chín có chứa chất độc hypoglycin A và methylenecyclopropyl-glycine (MCPG) có thể gây nôn mửa nếu ăn quá nhiều. Nó có thể làm giảm đột ngột lượng đường trong máu, gây sốt và co giật, hôn mê, nôn mửa, thay đổi trạng thái tinh thần nếu ăn khi đói.

2.3. Ăn nhiều vải có thể gây dị ứng

Ăn quá nhiều vải (nhiều hơn 10 quả/lần ăn) có thể gây rối loạn chuyển hóa đường, khiến cơ thể phát sinh các triệu chứng dị ứng như tiêu chảy, phù nề da, hoa mắt, suy hô hấp,…

Ngoài ra, việc ăn quá nhiều vải còn có thể gây ra các tác dụng phụ như khiến cơ thể bị nóng, làm tăng đường huyết, dễ gây sảy thai,…

3. Những người không nên ăn vải

Trái vải kỵ với gì, lưu ý khi ăn quả vải luôn là băn khoăn của nhiều người khi mùa vải chín rộ. Như đã phân tích ở trên, việc ăn quá nhiều vải tươi hoặc quả vải sấy khô một lúc có thể khiến bạn bị say vải, hạ đường huyết hoặc bị dị ứng. Với những tác dụng phụ kể trên có thể thấy, những người sau đây sẽ không nên ăn nhiều vải:

  • Người đang đói: Không nên ăn vải khi cơ thể đang đói, khi quả vải chưa căng mọng, chín tới. Tốt nhất, các bạn nên ăn vải sau bữa cơm, khi cơ thể đã có đủ năng lượng, lượng muối cần thiết nên ăn nhiều không lo bị hạ đường huyết hay bị nóng.
  • Người mắc bệnh tiểu đường: Hàm lượng đường trong vải rất cao, khi ăn nhiều vải có thể làm tăng bất thường lượng đường trong máu, khiến các triệu chứng của bệnh tiểu đường thêm trầm trọng.
  • Người mắc bệnh nóng trong, béo phì: Cả quả vải tươi và quả vải khô đều có tính nóng, ăn nhiều có thể khiến cơ thể bị nóng, khiến cơ thể bị rôm sảy, mụn nhọt, chảy máu cam. 
  • Phụ nữ có thai: Ăn vải trong quá trình mang thai dễ khiến thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ nếu dùng nhiều. Hơn nữa, vải còn là loại quả có tính nóng, khi ăn vải dễ gây hư thai.
  • Phụ nữ trước và trong kỳ kinh nguyệt: Trước và trong chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ dễ bị căng thẳng, mệt mỏi. Ăn nhiều vải trong quá trình này có thể gây mất máu nhiều, khiến tình trạng lo âu, trầm cảm thêm trầm trọng.

4. Cách sử dụng quả vải tốt cho sức khỏe

  • Ngâm quả vải trong nước muối: Để hạn chế tối đa các loại nấm gây ngộ độc ở vỏ của quả vải, trước khi sử dụng, bạn nên ngâm vải trong nước muối loãng khoảng 1h. Việc bóc vỏ, ngâm quả vải trong nước cũng có tác dụng làm giảm tính nóng bên trong quả vải, khiến bạn có thể ăn nhiều mà không lo bị mụn nhọt.
  • Có thể ăn cả lớp màng trắng bên ngoài quả vải: Lớp màng trắng bao phủ bên ngoài quả vải có vị hơi chát, tuy nhiên khi ăn cùng cùi vải lại có tác dụng làm giảm tính nóng của vải một cách hiệu quả.
  • Ngoài ra, để có thể giảm tính nóng trong quả vải, trước khi ăn, bạn cũng có thể uống một chút nước muối hoặc các loại trà thảo mộc có tính mát như trà bí đao, trà quả la hán,…
Ngoài cách dùng vải tươi, quả vải cũng được sấy khô để bảo quản, sử dụng trong thời gian dài. Thông tin về cách dùng trái vải khô đã được chúng tôi chia sẻ trong bài vải sấy khô dùng để làm gì, bạn đọc có thể bấm vào link bài viết này để tìm hiểu thêm.

5. Câu hỏi thường gặp về cách dùng vải sấy khô?

5.1. Nên ăn bao nhiêu quả vải 1 lần?

Các bác sỹ đông y cho rằng, tốt nhất không nên ăn quá 10 quả/lần ăn bởi ăn quá nhiều dễ khiến cơ thể bị nóng, đau họng hoặc rát lưỡi. Trẻ em chỉ nên ăn từ 3-4 quả vải/lần và phải theo dõi nghiêm ngặt vì có thể gây hóc hạt. Nếu không muốn trẻ bị hóc, bạn có thể tách hạt vải trước khi cho trẻ ăn.

5.2. Nên ăn vải vào thời điểm nào?

Bạn có thể ăn vải khô vào nhiều thời điểm khác nhau. Tuy nhiên, khi cơ thể bị nhiệt, nóng hoặc khi cơ thể bị đói, bạn tuyệt đối không nên ăn vải. Việc ăn vải vào thời điểm này có thể khiến kích thích niêm mạc dạ dày, dễ làm đau dạ dày hoặc gây mất cân bằng dinh dưỡng. Ngoài ra, ăn vải khi cơ thể bị nóng có thể khiến gây nổi ban đỏ, rôm sảy, táo bón,…

Tổng quan câu hỏi ăn nhiều vải thiều có sao không? Tác dụng phụ của quả vải đã được camnangsong360.com tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc. Nói chung, vải là loại quả có hàm lượng đường cao, ăn nhiều có thể gây một vài phản ứng phụ như bị say vải, ngộ độc vải, bạn đọc cần tham khảo để nắm được những lưu ý khi ăn quả vải, tránh ăn nhiều kẻo rước họa vào thân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

google.com, pub-3011309995820356, DIRECT, f08c47fec0942fa0